Cách chữa ho mãn tính đơn giản, hiệu quả triệt để
Ho mãn tính là bệnh gì?

Tình trạng bệnh ho mãn tính là ho kéo dài: Ở người lớn từ 8 tuần trở lên và ở trẻ em là từ 4 tuần. Ho mãn tính gây ra nhiều phiền toái, có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Trường hợp nặng của ho mãn tính có thể gây nôn mửa, chóng mặt và thậm chí gãy xương sườn.

May mắn thay, ho mãn tính thường biến mất khi nguyên nhân được điều trị.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho mạn tính là gì?

Ho mạn tính có thể xảy ra với nhiều dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Cảm giác có chất dịch chảy xuống mặt sau của cổ họng (chảy mũi sau);
  • Thường xuyên đau rát cổ họng;
  • Khàn tiếng;
  • Thở khò khè và thở dốc;
  • Ợ nóng hoặc có vị chua trong miệng;
  • Ho ra máu trong trường hợp hiếm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ho mạn tính?

Bạn nên biết rằng thỉnh thoảng ho vài tiếng là bình thường, điều này giúp làm sạch các chất kích thích, chất tiết từ phổi và cũng ngăn ngừa lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ho dai dẳng trong nhiều tuần thường là bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này.

Các nguyên nhân phổ biến sau đây, một mình hoặc kết hợp gây ra ho mãn tính:

  • Chảy mũi sau: khi mũi hoặc xoang tạo ra nhiều dịch nhầy, có thể chảy xuống mặt sau của cổ họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên;
  • Hen suyễn: ho do hen suyễn liên quan theo mùa, xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh hay một số hóa chất hoặc nước hoa. Trong hen suyễn ho, ho là triệu chứng chính;
  • Trào ngược dạ dày: trong tình trạng phổ biến này, axit dạ dày chảy ngược lên thực quản. Các kích thích liên tục có thể dẫn đến ho mạn tính. Ngược lại, ho lại làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn, đây chính là vòng lẩn quẩn;
  • Nhiễm trùng: ho có thể kéo dài lâu sau các triệu chứng khác của bệnh viêm phổi, cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác của đường hô hấp trên đã hết. Một nguyên nhân phổ biến nhưng không được cho là nguyên nhân gây ho mạn tính ở người lớn là bệnh ho gà;
  • Thuốc huyết áp: thuốc ức chế men chuyển thường được kê toa đối với bệnh cao huyết áp và suy tim, là nguyên nhân gây ho mạn tính ở một số người;
  • Viêm phế quản mạn tính: tình trạng viêm lâu ngày của đường dẫn khí chính (phế quản) có thể gây ra ho có đàm. Hầu hết những người bị viêm phế quản mạn tính là những người đang hoặc từng hút thuốc lá. Viêm phế quản mạn tính là một phần của bệnh phổi liên quan đến thuốc lá được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Khí phế thũng cũng được hình thành dưới thuật ngữ này, viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng thường cùng tồn tại ở người đã hoặc đang hút thuốc lá với bệnh COPD.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn gây ra bệnh ho mạn tính bao gồm:

  • Hít sặc (thực phẩm ở người lớn; các vật lạ ở trẻ em);
  • Giãn phế quản (đường dẫn khí bị hư hỏng);
  • Viêm tiểu phế quản;
  • Bệnh xơ nang;
  • Trào ngược hầu thanh quản (axit dạ dày chảy vào cổ họng);
  • Ung thư phổi;
  • Viêm phế quản dị ứng không phải bệnh hen (viêm đường hô hấp không do hen suyễn)
  • Bệnh Sarcoidosis (tập hợp của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể thường là phổi).

Cách chữa ho mãn tính hiệu quả nhất mà theo dân gian rất hữu hiêu đó chính là vệ sinh miệng bằng nước muối. Thực chất chúng ta ho là do cảm thấy bị ngứa và đau rát cổ, ho có đờm, ho khan. Bạn có thể ra hiệu thuốc mua muối natri 0,9% về xúc miệng hàng ngày, đều đặn khoảng 3 lần/ ngày. Sau 1 tuần chắc chắn bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Ngoài ra, với người lớn bạn có thể uống thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Riêng với trẻ em cần phải đi khám trực tiếp, thậm chí nằm viện để điều trị. Bên cạnh đó, bạn có thể hòa nước ấm pha mật ong, gừng và 1 lát chanh để uống vào mỗi buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể, làm mát dịu họng và giảm ho hiệu quả.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh ho mãn tính

- Việc áp dụng cách chữa ho mãn tính trên bạn nên lưu ý giữ ấm cơ thể. Nếu hút thuốc nên hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá trong giai đoạn này vì khói thuốc lá cũng chính là tác nhân gây hại, làm ngứa đau rát họng.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, tuyệt đối không nên uống nước đá. Hạn chế gặp những người đang có dấu hiệu mắc bệnh giống như mình, sống trong môi trường trong sạch, khô thoáng, không nên nói to, quát mắng trong lúc này nếu không sẽ ảnh hưởng đến dây thanh quản và làm bạn đau rát hơn, ho dai dẳng hơn.

- Tuyệt đối không nên ăn những món làm kích thích, ngứa họng như dưa, cà, các loại rau quả có lông, nếu ăn phải làm kĩ, cẩn thận.

- Tuy việc ho là bệnh lý mà ai ai cũng gặp nhưng cũng cần có sự chỉ định thuốc của bác sĩ. Nhiều trường hợp chủ quan tự ý mua thuốc uống, bệnh tình không đỡ lại trở nên dai dẳng hơn.

>>>> Xem thêm: https://laodong.vn/suc-khoe/cach-tri-ho-dai-dang-lau-ngay-bang-meo-tu-nhien-cuc-nhay-642803.ldo

Subscribe to my blog

This site was made on Tilda — a website builder that helps to create a website without any code
Create a website